Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN MÀ DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÁC BÉ TUỔI MẦM NON
1. Phụ huynh nên làm gì cho trẻ trong những ngày nghỉ?
Trong điều kiện hiện nay, thời gian sống và hoạt động chung của trẻ với cha mẹ là rất ít. Vì vậy, các vị phụ huynh nên tranh thủ ngày nghỉ để tăng cường các hoạt động chung của gia đình và chứng tỏ sự quan tâm, chăm sóc đối với bé. Cụ thể, quí vị có thể:
- Hỏi han, trò chuyện và chơi cùng với bé.
- Cùng bé đọc sách, trồng cây, tô màu, cắt dán hình ảnh, xếp hình...
- Đưa trẻ đi chơi: sở thú, công viên, cho trẻ xem ca nhạc, múa rối, hài kịch…
Những hoạt động chung này tăng kỹ năng sống cho trẻ cũng như thắt chặt mối quan hệ trong gia đình với trẻ, giúp trẻ hạnh phúc và tự tin hơn; làm quen với môi trường xã hội và giúp hình thành kỹ năng sống. Các hoạt động chung vừa tạo hứng thú vừa có tác động giáo dục rất lớn đối với trẻ.
2. Làm thế nào để bảo vệ an toàn cho trẻ khi ở nhà?
Trẻ vốn tò mò, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh, mặt khác trẻ thường hiếu động trong khi đó lại chưa lường được những nguy hiểm đang rình rập trong cuộc sống, do đó trẻ rất dễ gặp các tai nạn đáng tiếc. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn và giáo dục trẻ biết sống an toàn và ứng phó với các hiểm nguy là công việc không bao giờ được lơ là của nhà trường và gia đình. Để làm được điều này, trước hết các phụ huynh phải lưu ý loại bỏ tất cả những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho trẻ:
- Hãy để các ghế trong nhà xa cửa sổ và ban công. Ban công cần được che chắn vượt trên tầm với, trèo của trẻ.
- Hãy kiểm tra xem trẻ có đang chơi trò gì nguy hiểm không, khi bé ở ngoài tầm kiểm soát của bạn, không để trẻ một mình trong bồn tắm dù chỉ là vài phút.
- Hãy tháo gỡ hoặc treo lên cao những dây cột rèm cửa sổ hoặc những tấm màn nhung tối có thể quấn những đứa trẻ tò mò đến nghẹt thở.
- Hãy đặt tay vịn cầu thang và dạy trẻ cách nắm khi lên xuống. Phải đảm bảo chấn song cầu thang chắc chắn, đủ khít để bé không thể chui qua và rớt xuống.
- Hãy đặt tủ thuốc, hóa chất vệ sinh xa tầm tay của trẻ.
- Trẻ nhỏ thường thích đút tay vào các kẹt cửa, vì vậy nên có móc cố định cho cửa.
- Nên thiết kế ổ cắm, dây điện trên cao. Thường xuyên kiểm tra dây điện, các chỗ nối ở các thiết bị, để đảm bảo chúng luôn luôn được bọc kín. Nên sử dụng các ổ cắm điện an toàn và không để chúng ở trong tầm tay với của trẻ. Nên sử dụng quạt máy treo tường có dây kéo bật - tắt thay vì quạt đặt dưới sàn mà bé có thể nhấn nút rồi thò tay vào khi quạt quay.
- Giường ngủ nên có chấn song, phòng việc bé có thể lăn xuống đất.
- Không lau nhà bằng khăn ướt khi trẻ đang chơi vì sàn nhà trơn ướt dễ làm trẻ té đập đầu xuống đất.
3. Đảm bảo an toàn cho trẻ khi phụ huynh đang làm bếp.
- Đừng cho trẻ luẩn quẩn bên cạnh khi nấu ăn.
- Phải chú ý để nước sôi, đồ ăn nóng xa tầm tay của trẻ. Sữa, thức ăn cho trẻ phải thử độ nóng trước khi cho trẻ ăn, uống.
- Bếp nấu (gas, điện, dầu, than củi) nên để trên bệ cao, còn nếu buộc phải để dưới sàn thì tuyệt đối không cho trẻ vào khu vực bếp.
- Không để các đồ sắc nhọn, nguy hiểm như dao, kéo, ly thủy tinh…ở những vị trí mà trẻ có thể với tay hay trèo tới. Cần chú ý những thứ mà trẻ có thể dùng để leo trèo (như bàn, ghế, các loại kệ, thành giường…)
- Tủ lạnh nên có khóa khi trong nhà có trẻ nhỏ.
4. Đảm bảo an toàn trong nhà vệ sinh cho trẻ.
- Nhà vệ sinh cho bé phải luôn khô ráo và có nền nhám (nếu không phải có thảm chống trơn) vì khả năng giữ thăng bằng của trẻ còn hạn chế nên trẻ rất dễ trượt té và đập đầu xuống nền gạch.
- Tránh trữ nước trong chậu, xô, chum… vì đã có nhiều bé “soi gương” vào mặt nước rồi lộn đầu xuống khi cố với tới “bạn trong gương”.
- Cất những chất chùi rửa, bình xịt côn trùng và các hóa chất độc hại khác vào tủ có khóa hoặc để trên kệ cao.
- Tuyệt đối không để bé một mình trong bồn tắm. Nên nhớ rằng; chết đuối, sặc nước xảy ra trong tích tắc mà chẳng hề có tiếng động nào. Nếu phụ huynh buộc phải ra khỏi nhà tắm để lấy gì đó, phụ huynh cần phải đưa trẻ ra khỏi bồn.
- Trẻ dưới 3 tuổi khi đi vệ sinh phải có người lớn trông coi.
- Nhiệt độ nước tắm cho trẻ phải từ 35-38 độ C.
- Không để máy sấy tóc trong nhà tắm.
- Dạy trẻ dạy sử dụng thiết bị vệ sinh một cách an toàn.
5. Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đưa trẻ đi bơi:
- Trước khi cho trẻ xuống nước bạn nên xoa bóp (khởi động) cho trẻ.
- Bạn phải mặc áo phao cho bé và phải buộc chặt áo phao vào người bé
- Bạn phải luôn ở bên cạnh bé.
6. Đảm bảo an toàn cho bé khi đưa bé đi dạo chơi ngoài trời:
- Mặc dù đang đứng bên cạnh bạn, bé có thể biến mất trong chớp mắt (khi chúng nhìn thấy vịt bơi trên hồ hoặc một thứ gì vui mắt). Vì vậy, chỉ khi luôn để mắt đến bé, quý phụ huynh mới có thể loại bỏ mọi nguy cơ tiềm ẩn cho bé.
- Khi ra khỏi nhà nên nắm tay trẻ hoặc dùng xe đẩy để giữ bé khỏi lao ra đường.
- Nên tạo thói quen đội nón khi chơi lâu ngoài trời, trẻ nhỏ rất dễ bị cháy nắng vì da chúng mỏng và nhạy cảm.
- Bể bơi và ao hồ là vùng nguy hiểm tiềm tàng cho mọi đứa trẻ tò mò.
- Nếu nhà có sân vườn, nên để ý đến tường rào chắc chắn, an toàn, đảm bảo trẻ không thể mở được cổng để lẻn ra ngoài hoặc trèo lên cao.
- Trẻ rất ham thích vận động, vì vậy sân nên trồng cỏ hoặc có những tấm mút êm khi trẻ tuột, leo, nhảy
- Bô xe máy dễ làm bé phỏng khi chúng sờ hoặc té vào.
7. Đảm bảo an toàn cho trẻ khi cho trẻ ngồi xe máy:
- Luôn luôn thắt đai an toàn cho trẻ khi phụ huynh chở trẻ bằng xe gắn máy. Dạy bé luôn lên xuống xe phía không có ống bô.
- Cho trẻ mang kính và đeo khẩu trang chống bụi.
- Tuyệt đối không chở bé đi xe gắn máy trong trường hợp say xỉn hay cảm thấy sức khỏe bất thường.
- Tuyệt đối không cho người dưới 18 tuổi chở bé.
8. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong ăn uống tại nhà:
Khi chế biến thức ăn cho trẻ, ngoài việc chú ý đến chất lượng bữa ăn, phụ huynh cần phải chú ý đồ dùng, dụng cụ chế biến phải an toàn như:
- Không sử dụng dao thớt xắt thái thịt cá sống để xắt thái thực phẩm chín. Dao, thớt chỉ dùng cắt thực phẩm chín sau khi đã khử trùng.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn thừa của bữa ăn trước và không cho trẻ ăn trái cây đã cắt gọt sau 60 phút.
- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày cũng như uống nhiều loại sữa, để tránh trường hợp 1 loại thực phẩm nào bị nhiễm khuẩn mà trẻ phải ăn quá nhiều, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Nước uống cho trẻ phải được xét nghiệm độ an toàn về vi sinh, lý hóa trong nước.
9. Chọn người chăm sóc trẻ tại nhà:
Nếu quá bận không có thời gian mà phải nhờ người khác chăm sóc trẻ thì phụ huynh nên lưu ý những điểm sau:
- Hồ sơ của người xin việc phải đầy đủ, có chứng nhận của cơ quan chính quyền địa phương (có đóng dấu xác nhận hình dán vào đơn xin việc) và thời gian xác nhận không quá 1 tháng.
- Giấy chứng nhận sức khỏe phải có “Thẻ xanh” (có chụp hình phổi, xét nghiệm phân) để phòng tránh lây sang cho trẻ.
- Phải có trình độ phổ thông tối thiểu hết cấp THCS.
- Tốt nhất nên có văn bằng, chứng chỉ GD MN.
10. Những trường hợp khẩn cấp:
Các rủi ro, tai nạn, bệnh tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, quý phụ huynh hãy luôn có ý thức đề phòng cho các bé bằng cách:
- Loại trừ tất cả những tác nhân có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Giữ danh sách số điện thoại khẩn của: Công an 113, Cứu hỏa 114, Cấp cứu 115, trong điện thoại di động hay cạnh điện thoại bàn.